Giải vô địch bóng đá thế giới: thường được gọi với cái tên tiếng anh là FIFA World Cup là giải đấu lớn nhất trên toàn thế giới. Giải đấu do liên đoàn bóng đá thế giới ( gọi tắc là FIFA ) tổ chức mỗi 4 năm một lần. Đây là cuộc tranh tài của các đội tuyển bóng đá quốc gia mạnh nhất. Giải đấu được sự góp mặt của 32 đội bóng xuất sắc kể từ ( năm 1988) trong thời gian một tháng. Đay có thể được xem là giải đấu thu hút được nhiều sự quan tâm nhất hành tinh ( nhiều hơn cả thế vân hội Olympic). Theo thống kê của FIFA vào trận chung kết 2010 giữa hai đội bóng Tây Ban Nha và Đức, đã có thới 906,6 triệu người theo giỏi ít nhất 1 phút qua truyền hình. Với 21 lần tổ chức tính đến năm 2018. Đã có 8 quốc gia đăng quang chức vô địch. Brazil là đội tuyển quốc gia duy nhất 21 loạt vào vòng chung kết Word Cup. Và nhiều điều thú vị nữa mời các bạn cùng theo dõi bài viết.
Tên gọi của giải vô địch bóng đá thế giới
Tên gọi chính thức của Giải vô địch bóng đá thế giới trải qua 21 lần tổ chức đã có 3 lần thay đổi. Đầu tiên giải vô đấu được chờ đợi nhất hành tinh có tên gọi: Cúp thế giới (World Cup, Coupe du monde). Sau đó được đổi tên là: Cúp Jules Rimet (tên của cựu chủ tịch FIFA, người đề xướng giải đấu này). Một Thời gian sau đổi thành: Giải vô địch bóng đá thế giới – Cúp Jules Rimet. Và cuối cùng là FIFA World Cup.
Lịch sử hình thành và các sự kiến chính
Lịch sử với những cái “đầu tiên” của bóng đá
Trận cầu bóng đá quốc tế đầu tiên trên thế giới là trận đấu tổ chức tại Glasgow (năm 1872) giữa 2 đọi Scotland và Anh. Kết thúc với tỷ số hòa 0-0 chia đền cho cả hai bên.
Giải đấu quốc tế đầu tiên là Giải vô địch vương quốc Anh. Giải đấu được khai mạc và diễn ra vào năm 1884.
Khi bóng đá ngày càng phổ biến và được yêu thích ở các nơi khác trên thế giới vào đầu thế kỷ 20. Nó được tổ chức như một môn thể thao không trao huy chương tại Thế vận hội Mùa hè 1900 và 1904 và tại Thế vận hội Mùa hè 1906. Tuy nhiên các giải đấu không được thành công như mong đợi.
Tại thế vân hội mùa hè năm 1908 được tổ chức ở LonDon, môn thể thao bóng đá lần đầu tiên trở thành một cuộc thi chings thức. Được lên kế hoạch và quản lý bới Hiệp hội bóng đá (FA).
Giải vô địch bóng đá thế giới đầu tiên được nhiều người xem là giải đấu Sir Thomas Lipton Trophy ở Turin vào năm 1990. Với sự góp mặt tranh tài giữa các câu lạc bộ cá nhân đến từ các quốc gia khác nhau. Luận điểm này hiện vẫn còn nhiều tranh cãi.
Năm 1914, FIFA đã chính thức công nhận giải đấu Olympic là Giải vô địch bóng đá thế giới dành cho người nghiệp dư.
Bàn thắng đầu tiên trong lịch sử World Cup được ghi bởi Lucien Laurent của Pháp ở vòng chung kết World Cup 1930 ( giải vô địch bóng đá thế giới 1930 )
Các sự kiện chính của giải vô địch bóng đá thế giới:
World Cup thời kỳ trước thế chiến thứ 2:
Với sự thành công vượt bậc của các giải đấu bóng đá Olympic. FIFA được sự thúc giục bởi Chủ tịch Jules Rimet, một lần nữa bắt đầu tổ chức giải đấu quốc tế của riêng ngoài Thế vận hội. Vào cái ngày 28 tháng 5 năm 1928, Đại hội FIFA tại Amsterdam đã quyết định tổ chức một giải vô địch bóng đá thế giới.
Với việc Uruguay đã hai lần vô địch giải bóng đá thế giới chính thức và để kỷ niệm một trăm năm độc lập vào năm 1930, FIFA đã chọn Uruguay là nước chủ nhà của giải đấu. Trận đấu World Cup đầu tiên diễn ra cùng lúc vào 13/07/1930 với 2 trận đấu giữa Pháp và Mexico (tỷ số 4-1) Mỹ và Bỉ ( tỷ số 3-0).
World Cup thời kỳ sau Thế chiến 2:
World Cup 1950 là giải bóng đá tranh cúp vô địch thế giới đầu tiên sau thế chiến thứ 2 được tổ chức ở Brazil. Với sự tham gia của 16 đội thi đấu tại vòng chung kết ( số lượng đội bóng được giữ từ năm 1934 đến 1978). Uruguay đã đăng quang vô địch một lần nữa sau khi giành chiến thắng trước đội chủ nhà.
Mở rộng số lượng đội tuyển tham gia lên 32 đội:
Giải đấu được mở rộng lên 24 đội bóng tham gia tranh tài vào năm 1982 và sau đó lên đến 32 vào năm 1998 ( giải đấu được tổ chức tại Pháp), cũng cho phép nhiều đội từ Châu Phi, Châu Á và Bắc Mỹ tham gia.
Sau nhiều cải cách và thau đổi từ FIFA, World Cup 2002 đã có 199 đội tham gia vòng loại World Cup 2002; 198 đội vào World Cup 2006; 204 đội vào 2010 và 210 đội vào 2018.
Mở rộng số lượng đội tuyển tham gia lên 48 đội:
Qua nhiều năm tổ chức với những thành công vang dội trên toàn thế giới. Bóng đá hiện nay đang vô cùng được yêu thích, là môn thể thao “Vua: giành cho mọi lữa tuổi, mọi giới tính cũng như mội dân tộc.
Vì vậy để đáp ứng được sự khát khao của các đội tuyển quốc gia. Vào tháng 10 năm 2016, chủ tịch FIFA Gainni Infantino tuyên bố ủng hộ dự luật tăng số đội tham dự lên 48 vào World Cup 2026. Sau một năm dự luật đã được FIFA thông qua.
Các giải vô địch bóng đá thế giới khác được FIFA tổ chứ:
Giải vô địch bóng đá nữ thế giới được tổ chức lần đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 1991. Và giải đấu đang ngày càng được phát triển, với số lượng tham gia vòng loại lên đến 120 đội tuyển.
Ngoài ra còn có các giải vô địch bóng đá thế dành cho các cấp độ trẻ như: Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới, Giải vô địch bóng đá U-17 thế giới, Giải vô địch bóng đá nữ U-20 thế giới, Giải vô địch bóng đá nữ U-17 thế giới.
Các giải vô địch bóng đá thế giới đặc biệt khác như: Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới (FIFA Futsal World Cup) và Giải vô địch bóng đá bãi biển thế giới (FIFA Beach Soccer World Cup).
Chiếc cúp mơ ước của mọi cầu thủ
Đầu tiên chiếc cúp danh giá nhất hành tinh được gọi đơn giản là World Cup hoặc Coupe du Monde. Nhưng vào năm 1946, nó được đổi tên thành Cúp Jules Rimet sau khi chủ tịch FIFA Jules Rimet thành lập giải đấu. Các ngưới yêu bóng đá thì gọi nó bằng cái tên triều mến là chiếc “Cúp vàng thế giới”
Cúp vàng được tạo hình từ bức tượng nhỏ hình “Nữ thần chiến thắng Nike” (theo thần thoại Hy Lạp) trong giới bóng đá nó thường gọi là tượng “Nữ thần vàng”. Được FIFA đặt hàng do một thợ hoàn kim ở Paris tên là Abel Lafleur chế tác. Chiếc tượng này được hoàn thành năm 1928 được đúc bằng vàng thật, nặng 1,8 kg (với chiếc đế bằng đá hoa cương nặng chừng 4 kg), giá trị lên tới 10.000 USD.
Thể thức thi đấu
Vòng loại World Cup
Kể từ World Cup 1934, đã có các giải đấu được tổ chức để chọn ra những ứng viên đủ điều kiện cho vòng chung kết cuối cùng. Nó được diễn ra trong sáu khu vực Châu Phi, Châu Á, Bắc, Trung Mỹ và Caribbean, Nam Mỹ, Châu Đại Dương và Châu Âu. Các cuộc tuyển chọn được giám sát bởi các liên đoàn bóng đá của khu vực. Số lượng đội tuyển và địa điểm diễn ra vòng loại sẽ được FIFA quyết định.
Vòng loại được bắt đầu sớm nhất là trước 3 năm khi giải đấu diễn ra, kéo dài trong thời gian 2 năm. Mỗi khu vực sau khi kết thúc vòng loại sẽ chọn ra được những đội mạnh nhất tham gia vòng chung kết.
Ngoài các đội tuyển lấy được vé tham dự của khu vực. FIFA còn chọn một đến khu vực có nền bóng đá phát triển trao cho tấm vé play-off.
Đội Tuyển Quốc Gia Việt Nam Chúng ta cũng đang tập trung cho chiến dịch vòng loại World Cup 2022
Vòng chung kết World Cup
Các đội tuyển dành được vé tham gia vòng chung kết sẽ được chia thành 4 bảng. Mỗi bảng 4 đội thi đấu tính điểm với nhau. Hai đội đứng đầu Bảng xếp hạng của mỗi bảng đấu sẽ được chọn vào vòng 8 đội manh nhất, tham gia thể thức đấu lạo trực tiếp. để chọn đội đăng quang cuối cùng.
Trong vòng bảng, các đội có thể bằng điểm nhau, dẫn đến việc xếp hạng không thể sắp xếp. Nên thứ hạng giữa các đội hòa điểm nhau sẽ được xác định dựa trên các tiêu chí sau:
- Tổng hiệu số bàn thắng trong các trận đối đầu
- Điểm Fair-play:
- Thẻ vàng: trừ 1 điểm
- Thẻ đỏ gián tiếp: trừ 3 điểm
- Thẻ đỏ trực tiếp: trừ 4 điểm
- Thẻ vàng và thẻ đỏ trực tiếp: trừ 5 điểm
- Luật đối đầu trực tiếp
- Nếu các tiêu chí trên vẫn không phân định được thì sẽ phân định bằng rút thăm.
Quốc gia chủ nhà giải vô địch bóng đá thế giới (World Cup)
Cách lựa chọn quốc gia đăng cai
Những mùa World Cup đầu được trao cho các quốc gia tại các hội nghị của đại hội FIFA. Đa số được chọn ở các quốc gia châu Âu hay Nam Mỹ – các khu vực có nền bóng đá phát triển. Các quốc gia ở những khu vực khách không được đăng cai đa phần là vì khoảng cách trong việc đi lại (Phương tiện đi lại khi đó chủ yếu bằng tàu, các cầu thủ phải mất cả tháng mới di chuyển được tới vị trí thi đấu).
Hiện nay, các nước đăng cai kỳ World Cup được lựa chọn trong cuộc bỏ phiếu của hội đồng FIFA. Cuộc bỏ phiếu này được thực hiện theo một hệ thống bỏ phiếu toàn diện. Các hiệp hội bóng đá của các quốc gia mong muốn tổ chức sự kiện này cần được thông qua sự lựa chọn và xét duyệt tỉ mỉ từ FIFA. Quyết định về quốc gia đăng cai tổ chức World Cup thường được lựa chọn từ 7 – 8 năm trước khi ngày hội bóng đá diễn ra.
Danh sách các quốc gia đăng cai giải vô địch bóng đá thế giới (World Cup) sắp tới:
- World Cup 2018 ( giải vô địch bóng đá thế giới 2018 ) được tổ chức bởi nước chủ nhà Nga
- World Cup 2022 ( giải vô địch bóng đá thế giới 2022 )được tổ chức bởi nước chủ nhà Quatar.
- World Cup 2026 ( giải vô địch bóng đá thế giới 2026 ) được tổ chức bởi nước chủ nhà Hoa Kỳ.
- World Cup 2030 ( giải vô địch bóng đá thế giới 2030 ) dự kiến sẽ được đăng cai bởi nước chủ nhà Uruguay. Nhân sự kiện tròn 100 năm ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.
- World Cup 2030 được ưu tiên cho các nước đồng chủ nhà của khối ASEAN. Đây hứa hẹn sẽ là một ngày hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á từ trước đến nay.
Thành tích của các nước chủ nhà World Cup
Năm | Nước chủ nhà | Thành tích |
---|---|---|
1930 | Uruguay | Vô địch |
1934 | Ý | Vô địch |
1938 | Pháp | Tứ kết |
1950 | Brasil | Á quân |
1954 | Thụy Sĩ | Tứ kết |
1958 | Thụy Điển | Á quân |
1962 | Chile | Hạng ba |
1966 | Anh | Vô địch |
1970 | México | Tứ kết |
1974 | Tây Đức | Vô địch |
1978 | Argentina | Vô địch |
1982 | Tây Ban Nha | Vòng 2 |
1986 | México | Tứ kết |
1990 | Ý | Hạng ba |
1994 | Hoa Kỳ | Vòng 2 |
1998 | Pháp | Vô địch |
2002 | Hàn Quốc | Hạng tư |
Nhật Bản | Vòng 2 | |
2006 | Đức | Hạng ba |
2010 | Nam Phi | Vòng 1 |
2014 | Brasil | Hạng tư |
2018 | Nga | Tứ kết |
Các kỷ lục đạt đươc qua các kỳ của giải vô địch bóng đá thế giới
Cấp đội tuyển quốc gia
Kỷ Lục | Quốc Gia | Thành Tích |
Tham dự nhiều vòng chung kết World Cup nhất | Brazil | 21 lần |
Vô địch nhiều lần nhất | Brazil | 5 lần |
Tham gia nhiều trận chung kết nhất | Đức | 8 lần |
Thi đầu nhiều trận nhất | Đức, Brazil | 109 lần |
Dành chiến thắng nhiều nhất | Brazil | 67 lần |
Hòa nhiều trận nhất | Ý | 21 lần |
Ghi nhiều bàn thắng nhất | Đức | 224 bàn |
Hai đội gặp nhau nhiều nhất tại trận chung kết quyết định | Argentina vs Đức | 3 lần |
Đội vô địch thắng nhiều trận nhất | Brazil | 7 trận |
Kỷ lục thuộc về cầu thủ
- Tham dự nhiều vòng chung kết bóng đá thế giới nhất (5 lần):
- Antonio Carbajal ( México, 1950–1966.
- Lothar Matthäus ( Đức, 1982–1998).
- Gianluigi Buffon ( Ý, 1998–2014).
- Rafael Márquez ( México; 2002–2018)
- Cầu thủ vô địch nhiều lần nhất (3 lần):
- Pelé ( Brasil, 1958, 1962 và 1970).
- Cầu thủ thi đấu nhiều trận nhất tại vòng chung kết (25 lần):
- Lothar Matthäus ( Đức, 1982–1998).
- Thắng nhiều trận nhất (16 trận):
- Cafu ( Brasil, 1994–2006).
- Chơi nhiều trận chung kết World Cup nhất (3 trận):
- Cafu ( Brasil, 1994–2002).
- Cầu thủ trẻ tuổi nhất từng tham dự (17 tuổi 41 ngày):
- Norman Whiteside ( Bắc Ireland, trong trận gặp Nam Tư, 1982).
- Cầu thủ trẻ tuổi nhất chơi một trận chung kết (17 tuổi và 249 ngày):
- Pelé ( Brasil, trong trận gặp Thụy Điển, 1958).
- Cầu thủ lớn tuổi nhất thi đấu một trận chung kết (40 tuổi và 133 ngày):
- Dino Zoff ( Ý, trong trận gặp Đức, 1982).
Kỷ lục về bàn thắng
Các cầu thủ có nhiều bàn thắng nhất tại giải vô địch bóng đá thế giới:
Xếp hạng | Quốc gia | Cầu thủ | Bàn thắng |
---|---|---|---|
1 | Đức | Miroslav Klose | 16 |
2 | Brazil | Ronaldo | 15 |
3 | Đức | Gerd Müller | 14 |
4 | Pháp | Just Fontaine | 13 |
5 | Brazil | Pelé | 12 |
6 | Đức | Jürgen Klinsmann | 11 |
Hungary | Sándor Kocsis | 11 |
Dang sách các trận chung kết của giải vô địch bóng đá thế giới ( World Cup)
Stt | Năm | Chủ nhà | Vô địch | Tỷ số và địa điểm | Á quân | Hạng ba | Tỷ số và địa điểm | Hạng tư | Số đội | |||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1 |
1930 |
Uruguay | Uruguay | 4–2 Sân vận động Centenario,Montevideo |
Argentina | Hoa Kỳ | Nam Tư | 13 | ||||
2 |
1934
|
Ý | Ý | 2–1 (h.p.) Sân vận động quốc gia PNF, Roma |
Tiệp Khắc | Đức | 3–2 Sân vận động Giorgio Ascarelli, Napoli |
Áo | 16 | |||
3 |
1938
|
Pháp | Ý | 4–2 Sân vận động Colombes, Paris |
Hungary | Brasil | 4–2 Parc Lescure,Bordeaux |
Thụy Điển | 16/15 |
|||
1942 |
Không tổ chức vì ảnh hưởng của Thế chiến 2 | Không tổ chức vì ảnh hưởng của Thế chiến 2 | ||||||||||
1946 |
||||||||||||
4 |
1950 |
Brasil | Uruguay | [note 3] 2–1 Maracanã, Rio de Janeiro |
Brasil | Thụy Điển | 3–1 Sân vận động Pacaembu, São Paulo |
Tây Ban Nha | 16/13 | |||
5 |
1954
|
Thụy Sĩ | Tây Đức | 3–2 Sân vận động Wankdorf, Bern |
Hungary | Áo | 3–1 Hardturm, Zürich |
Uruguay | 16 | |||
6 |
1958
|
Thụy Điển | Brasil | 5–2 Sân vận động Råsunda, Solna |
Thụy Điển | Pháp | 6–3 Ullevi, Göteborg |
Tây Đức | 16 | |||
7 | 1962 | Chile | Brasil | 3–1 Sân vận động quốc gia, Santiago |
Tiệp Khắc | Chile | 1–0 Sân vận động quốc gia, Santiago |
Nam Tư | 16 | |||
8 |
1966
|
Anh | Anh | 4–2 (h.p.) Sân vận động Wembley, Luân Đôn |
Tây Đức | Bồ Đào Nha | 2–1 Sân vận động Wembley, Luân Đôn |
Liên Xô | 16 | |||
9 | 1970 | México | Brasil | 4–1 Sân vận động Azteca,Thành phố México |
Ý | Tây Đức | 1–0 Sân vận động Azteca, Thành phố México |
Uruguay | 16 | |||
10 |
1974
|
Tây Đức | Tây Đức | 2–1 Sân vận động Olympic, München |
Hà Lan | Ba Lan | 1–0 Sân vận động Olympic, München |
Brasil | 16 | |||
11 |
1978
|
Argentina | Argentina | 3–1 (h.p.) Monumental de Nuñez, Buenos Aires |
Hà Lan | Brasil | 2–1 Monumental de Nuñez, Buenos Aires |
Ý | 16 | |||
12 |
1982
|
Tây Ban Nha | Ý | 3–1 Santiago Bernabéu,Madrid |
Tây Đức | Ba Lan | 3–2 Sân vận động José Rico Pérez, Alicante |
Pháp | 24 | |||
13 |
1986
|
México | Argentina | 3–2 Sân vận động Azteca,Thành phố México |
Tây Đức | Pháp | 4–2 (h.p.) Sân vận động Cuauhtémoc, Puebla |
Bỉ | 24 | |||
14 |
1990
|
Ý | Tây Đức | 1–0 Sân vận động Olimpico, Roma |
Argentina | Ý | 2–1 Sân vận động San Nicola, Bari |
Anh | 24 | |||
15 |
1994
|
Hoa Kỳ | Brasil | 0–0 (h.p.) (3–2 PSO) Rose Bowl,Pasadena |
Ý | Thụy Điển | 4–0 Rose Bowl, Pasadena |
Bulgaria | 24 | |||
16 |
1998
|
Pháp | Pháp | 3–0 Stade de France,Saint-Denis |
Brasil | Croatia | 2–1 Sân vận động Công viên các Hoàng tử,Paris |
Hà Lan | 32 | |||
17 |
2002 |
Hàn Quốc Nhật Bản |
Brasil | 2–0 Sân vận động Quốc tế, Yokohama |
Đức | Thổ Nhĩ Kỳ | 3–2 Sân vận động Daegu,Daegu |
Hàn Quốc | 32 | |||
18 |
2006
|
Đức | Ý | 1–1 (h.p.) (5–3 PSO) Sân vận động Olympic, Berlin |
Pháp | Đức | 3–1 Sân vận động Gottlieb-Daimler,Stuttgart |
Bồ Đào Nha | 32 | |||
19 |
2010
|
Nam Phi | Tây Ban Nha | 1–0 (h.p.) Soccer City,Johannesburg |
Hà Lan | Đức | 3–2 Sân vận động Nelson Mandela Bay, Port Elizabeth |
Uruguay | 32 | |||
20 |
2014
|
Brasil | Đức | 1–0 (h.p.) Maracanã, Rio de Janeiro |
Argentina | Hà Lan | 3–0 Sân vận động quốc gia, Brasília |
Brasil | 32 | |||
21 |
2018
|
Nga | Pháp | 4–2 Sân vận động Luzhniki, Moskva |
Croatia | Bỉ | 2–0 Sân vận động Krestovsky, Sankt-Peterburg |
Anh | 32 |
Bảng dữ liệu được tham khảo từ nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Giải_vô_địch_bóng_đá_thế_giới
Các quốc gia tham dự giải vô địch bóng đá thế giới gần nhất (World Cup 2018)
- Châu Âu bao gồm các quốc gia: Nga, Pháp, Bồ Đào Nha, Đức, Ba Lan, Anh, Tây Ban Nha, Bỉ, Iceland, Thụy Điển, Serbia, Thụy Sĩ và Croatia.
- Châu Á có sự góp mặt của các quốc gia sau: Australia, Iran, Nhật Bản, Saudi Arabia và Hàn Quốc.
- Châu Mỹ bào gồm: Peru, Brazil, Colombia, Argentina, Uruguay, Mexico, Costa Rica và Panama.
- Châu Phi với sự tham gia của; Ai Cập, Senegal và Nigeria
Các giải thưởng của vòng chung kết World Cup từ trước đến nay:
Hiện nay, FIFA đang có 6 giải thưởng trao cho cá nhân hay đội tuyển cho thành tích thi đấu của họ tại mỗi một kỳ World Cup
Giải thưởng cá nhân
- Giải Quả bóng vàng cho cầu thủ thi đấu xuất sắc nhất giải. Giải thưởng này do giới truyền thông bầu chọn (được trao lần đầu vào năm 1982). Quả bóng bạc và Quả bóng đồng cho hai cầu thủ được bầu chọn có số phiếu xếp thứ hai và thứ ba.
- Giải Chiếc giày vàng cho vua phá lưới (người ghi nhiều bàn thắng nhất) của giải. Chiếc giày bạc và Chiếc giày đồng cho hai cầu thủ về nhì và về ba
- Giải Găng tay vàng (trước đó là Giải thưởng Yashin – Thủ môn xuất sắc người Nga) cho thủ môn thi đấu xuất sắc nhất giải, do Hội đồng Kỹ thuật của FIFA bầu chọn (được trao lần đầu vào kỳ World Cup 1994).
- Giải Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất kỳ World Cup cho cầu thủ xuất sắc nhất dưới 21 tuổi, do Hội đồng Kỹ thuật của FIFA bầu chọn (được trao lần đầu vào năm 2006).
Giải thưởng cho tập thể
- Giải FIFA Fair Play Trophy cho đội có chỉ số fair play (thi đấu đẹp) tốt nhất, theo thang điểm do Ủy ban Fair Play FIFA quyết định (được trao lần đầu vào kỳ World Cup 1978).
- Giải Đội tuyển lôi cuốn nhất cho đội giành được nhiều phiếu nhất do khán giả bình chọn (được trao lần đầu vào năm 1994).
Đội hình tiêu biểu của kỳ World Cup được công bố lần đầu vào năm 1998.
Các đội tuyển mỗi lần vô địch vòng chung kết bóng đá thế giới đều được gắn thêm 1 ngôi sao lên biểu tượng, trừ ĐTQG Uruguay (có 4 sao nhưng có 2 lần vô địch World Cup, 2 lần vô địch bóng đá nam Olympic).