Site icon Tyle79.com

Câu lạc bộ HAGL – Chất xúc tác làm thay đổi bóng đá Việt

Chắc có lẽ người hâm mộ Việt Nam không còn xa lạ gì với đội bóng phố núi – câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai. Câu lạc bộ HAGL có thể không phải là đội bóng nhiều thành tích, huy chương nhất nhưng họ lại là đội bóng được người hâm mộ yêu quý nhất.

Hoàng Anh Gia là một câu lạc bộ thật đặc biệt! Họ là câu lạc bộ có lò đào tạo bóng đá trẻ chuyên nghiệp và đạt chuẩn châu Âu đầu tiên của Việt Nam – Học viện Hoàng Anh Gia Lại Arsenal JMG. Là lá cờ đầu, tạo nên một phong trào đặc biệt cho những người làm bóng đá:” Muốn đầu tư bóng đá thành công chỉ có một cách duy nhất là đầu tư căn cơ cho bóng đá trẻ”.

Giữa lúc khó khăn và tăm tối nhất của bóng đá nước nhà, Lứa cầu thủ đầu tiên của lò đào tạo trẻ của câu lạc bộ HAGL như một điểm sáng duy nhất trong lòng người hâm mộ. Lứa U19 ấy đã làm nên một tiếng vang thật lớn, thi đấu vô cùng đẹp mắt, kỹ thuật và uyển chuyển vẽ lên những đường bóng thật sự ngoạn mục. Đây cũng là một chất xúc tác cực mạnh, khơi dậy tình yêu bóng đá trong lòng người hâm mộ.

Có thể nói, câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai là câu lạc bộ có nhiều Fan hâm mộ nhất Việt Nam.

Câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai – HAGL

Lịch sử hình thành và phát triển của CLB Hoàng Anh Gia Lai

Trước năm 2001

Trước năm 2001, CLB HAGL  được biết đến với cái tên Đội bóng đá Gia Lai – Kon Tum, được thành lập năm 1976. Đây là một đội bóng đá nghiệp dư thi đấu ở giải vô địch A2 (tiền thân của giải hạng Nhất quốc gia hiện tại). Tới năm 1991, Tỉnh Gia Lai – Kon Tum giải thể, câu lạc bộ được chia làm hai. Một số về thi đấu cho tỉnh Kon Tum. Số còn lại về thi đấu cho tỉnh Gia Lai và thành lập đội bóng mới với tên gọi Đội bóng đá Gia Lai.

Từ năm 1991 đến trước năm 2001, câu lạc bộ chỉ chơi ở giải hạng nhất và không có gì nổi bật so với các trung tâm bóng đá khác của Việt Nam.

Từ năm 2001-2007

Chính thức đổi tên thành câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai

Năm 2001, đội bóng đá Hoàng Anh Gia Lai được chuyển sang mô hình bán chuyên nghiệp dưới sự tài trợ của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Trước khi bắt đầu mùa bóng 2002, Ông bầu nổi tiếng cũng là chủ tịch đội bóng – ông Đoàn Nguyên Đức quyết tâm xây dựng một câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai lớn mạnh với những bản hợp đồng đình đám như Kiatisuk Senamuang, Chukiat.

Và bản hợp đồng tốn nhiều giấy mực của báo chí đã không để cho bầu Đức phải thất vọng. Kiatisuk giúp đội bóng đá Gia Lai lên hạng ngay tại mùa giải năm đó. Kết thúc mùa bóng, CLB được chuyển giao cho Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai quản lý. Ban quản lý quyết định đổi tên đội bóng thành Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai. Nơi đây cũng trở thành một trong những câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam.

Thành công của “dải ngân hà bóng đá ĐNA”

Với việc đầu tư mạnh mẽ, CLB HAGL đã tạo nên một “dải ngân hà Galacticos” của bóng đá Đông Nam Á. Ông Đoàn Nguyên Đức lần lượt mang thêm về những ngôi sao hàng đầu ĐNA thời kỳ bấy giờ về với CLB HAGL. Có thể kể đến những cái tên đình đám như: Dusit Chalermsan, Chukiat Noosarung để kết hợp với các cầu thủ Thái Đã có. Sau đó là các cầu thủ xuất sắc của Việt Nam như là thủ môn Võ Văn Hạnh. Các hậu vệ như Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyễn Phi Hùng, Trịnh Duy Quang, Lương Trung Tuấn. Các tiền vệ như: Lê Quốc Vượng, Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Hữu Đang. Và các tiền đạo nổi tiếng như: Văn Sĩ Hùng, Nguyễn Việt Thắng, Nguyễn Minh Hải, Ngô Quang Trường.

Với siêu đội hình trên, CLB HAGL đã đoạt được 2 cú đúp liên tiếp khi vừa mới mùa đầu tiên lên hạng là: chức vô địch V-League và Siêu cúp bóng đá Việt Nam 2 mùa liên tiếp 2003 và 2004.

Kiatisak cùng HAGl giành được cú đúp danh hiệu 2 mùa liên tiếp (2003-2004)

Sau những thành công ban đầu, các cầu thủ cũ không còn giữ được thời kỳ đỉnh cao phong độ như trước, còn các siêu sao mới như Kesley Alves, Tawan Sripan, Datsakorn Thonglao đều không phát huy được gì nhiều nên HAGL bắt đầu trắng tay ở các mùa giải tiếp theo.

Từ năm 2007-2010

Năm 2007, Hoàng Anh Gia Lai đã ký thành công thỏa thuận với câu lạc bộ bóng đá Anh là Arsenal để mở học viện đào tạo bóng đá chuyên nghiệp ở Pleiku. CLB HAGL cũng là đối tác chính của Arsenal trong việc kinh doanh ở KV Đông Nam Á. Sau 2 năm tuyển chọn và đào tạo, lứa cầu thủ trẻ đầu tiên được rất nhiều chuyên gia đánh giá cao và đầy hứa hẹn trong tương lại.

Đồng hành với công tác xây dựng một học viện đào tạo trẻ chuyên nghiệp đạt chuẩn quốc tế đầu tiên ở Việt Nam. Hoàng Anh Gia Lai còn đặt ra mục tiêu cao là tìm lại ngôi vương V-league. Đến mùa giải 2009, CLB HAGL có sự đầu tư mạnh mẽ trong thị trường chuyển nhượng. Với những bản hợp đồng cực kỳ chất lượng như cầu thủ người Mỹ gốc Việt Lee Nguyễn, các tuyển thủ quốc gia như: Phan Thanh Bình, Đoàn Việt Cường, Dương Văn Pho, Huế Lê Văn Trương.

Tuy nhiên với lực lượng tăng cường hùng hậu trên, Hoàng Anh Gia Lai lại không thành công khi chỉ về đích ở vị trí thứ 6 V-league.

Các cầu thủ HAGL JMG khóa 4 đang tập luyện

Từ năm 2010-2015

Bắt đầu chiến lược trẻ hóa đội hình

Mùa giải 2010 là một bước cải tiến mới với CLB HAGL, ban quản lý đã có kế hoạch thay đổi kế hoạch phát triển đội bóng khi sử dụng nhiều cầu thủ trẻ “cây nhà lá vườn” do chính CLB đào tạo thay vì đổ tiền vào việc mua sắm cầu thủ.

Hoàng Anh Gia Lai mời cựu tuyển thủ Kiatisuk về dẫn dắt đội bóng. Câu lạc bộ đã có những bước cải tiến khá khác biệt và giành được chức vô địch giải bóng đá TP. Hồ Chí Minh mở rộng – Navibank Cup 2010.

Tuy nhiên, Hoàng Anh Gia Lai vẫn chưa có nhiều thành công trong cuộc đua V-League và Siêu cúp quốc gia.

Mùa giải 2011, Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục thực hiện kế hoạch trẻ hóa đội hình khi sử dụng nhiều cầu thủ trẻ. Bên cạnh đó, các cựu binh cùng những cầu thủ ngoại chất lượng như Allan Wanga, Benjamin hay Evaldo Goncalves được duy trì để dẫn dắt các cầu thủ trẻ. Tuy nhiên, kế hoạch trẻ hóa đội hình vẫn chưa gặt hái được nhiều thành công, phong độ của toàn đội rất thất thường và thiếu sự ổn định.

Dù có nhiều cố gắng trong công tác huấn luyện khi thay Huỳnh Văn Ảnh lên làm HLV trưởng nhưng CLB HAGL vẫn kết thúc mùa giải ở vị trí tệ hại nhất trong lịch sử – vị trí thứ 9. Tuy nhiên vẫn còn đó những điểm nhấn đó là các cầu thủ trẻ có cơ hội ra sân và tỏa sáng. Những Nguyễn Tuấn Mạnh, Lê Hoàng Thiên, Nguyễn Thái Dương, Bùi Xuân Hiếu có sự tiến bộ vượt bậc và lần lượt được triệu tập lên đội tuyển U23 Việt Nam.

Tập trung vào thể lực cho các cầu thủ và đi vào ổn định

Sang mùa giải 2012, Hoàng Anh Gia Lai thực hiện cuộc thay đổi nhân sự lớn trên băng ghế huấn luyện, khi Ban lãnh đạo câu lạc bộ quyết định mời huấn luyện viên người Hàn Quốc Choi Yoon Gyum về dẫn dắt đội bóng. Vị huấn luyện viên người Hàn Quốc này rất chú trọng vào công tác cải thiện vấn đề thể lực. Trước đây HAGL thiên về yếu tố kỹ thuật, nên rất khó duy trì sự ổn định trong thời gian dài cạnh tranh giải vô địch V-league. Không chỉ thế, HLV người Hàn còn rất cố gắng xây dựng một thái độ thi đấu chuyên nghiệp cho các cầu thủ.

HLV Choi Yoon-Gyum dẫn dắt HAGL cán đích ở vị trí thứ 5 khi kết thúc mùa giải. Đây có thể xem là một thành công của ông khi vừa tiếp nhận đội bóng ở mùa giải đầu tiên.

Cuộc đại cách mạng ở mùa giải 2015

Mùa giải V-League 2015 là một cuộc đại cách mạng đối với đội bóng phố núi. Sau những thành công vang dội của lứa cầu thủ trẻ của Học viện Hoàng Anh Gia Lai Arsenal-JMG, ông bầu Đoàn Nguyên Đức đã thực hiện thay máu toàn bộ đội bóng cả trong lẫn ngoài.

HAGL mùa giải V-League 2015

Sân vận động Pleiku được sửa sang lại với dàn đèn chiếu sáng được cải tiến, phòng thay đồ của các cầu thủ. Tất cả được quy hạch xây dựng theo tiêu chuẩn của các CLB hàng đầu châu Âu. CLB HAGL còn đầu tư vào các trang thiết bị tập luyện hiện đại hàng đầu thế giới.

Về nhân sự, các cầu thủ cũ sẽ bị bán cho các đội bóng khác, các cầu thủ mới là lứa học viên khóa một U19 Hoàng Anh Gia Lai, với những cái tên đầy triển vọng như Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh,…

Băng ghế chỉ đạo cũng được thay máu toàn bộ, khi vị huấn luyện viên đã quen thuộc và có nhiều năm dẫn dắt lứa U19, ông Guillaume Graechen được đưa lên làm huấn luyện viên trưởng, cùng với đó là chuyên gia thể lực người Pháp Anthony Deban.

Năm 2018-2019

Sau thành công vang dội của U23 Việt Nam tại vòng chung kết ở Thường Châu năm 2018 và chiếc cúp vô địch AFF Cup sau 10 năm chờ đợi. Bóng đá Việt Nam đã có một cuộc lột xác toàn diện, từ những người làm bóng đá đến công tác tổ chức và đào tạo trẻ. Sau hành trình vinh quang ấy, tất cả mọi người nhìn lại và đều lê tiếng khẳng định rằng: “Thành công của bóng đá hiện tại có một đóng góp to lớn của ông bầu Đoàn Nguyên Đức và câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai”.

HAGL tập luyện cho vòng đấu của mùa giải 2019

Bước vào mùa giải 2018-2019, Với một không khí bóng đá sục sôi và rạo rực ở V-League khi mà các CĐV luôn nao nức đến sân để xem các ngôi sao trong lòng mình thi đấu. Thì CLB HAGL cũng ráo riết cải cách để thay đổi bộ mặt của đội bóng. Họ đưa về HLV Chung Hae-seong với tham vọng lọt vào Top đầu và đặt mục tiêu vô địch ở mùa giải 2019.

Đội bóng phố núi đã có những tiến bộ thấy rõ ở giai đoạn đầu mùa, nhưng sự yếu kém và không ổn định của hàng thủ không thể nào bù đắp được. Vì vậy mà đội cũng lẹt đẹt ở khúc cuối BXH ở nửa sau của mùa giải 2019. HAGL còn phải cố gắng rất nhiều và rất cần thời gian để thay đổi và cải thiện.

Thành công và thất bại trong việc thay đổi đội hình bằng lứa U19

Thành công

Với việc đôn lứa cầu thủ U19 nổi như cồn ở thời điểm đó lên đấu trường V-League đã tạo một hiệu ứng đến sân rất lớn của người hâm mộ. Không chỉ thế, điều này còn thôi thúc cho các câu lạc bộ khác chú trọng hơn trong công tác đào tạo và tạo điều kiện cho các cầu thủ trẻ có cơ hội ra sân.

Vỡ Sân Pleiku do hiệu ứng U19 Việt Nam mang lại

Thành công của lứa trẻ HAGL JMG cũng là bằng chứng cho thấy đầu tư vào đào tạo trẻ mới đem tới tương lai thực sự cho nền bóng đá nước nhà.

Việc được tôi luyện trong môi trường bóng đá cạnh tranh và chuyên nghiệp, giúp các cầu thủ trẻ. Không chỉ thế, với chính sách xoay quanh việc phát triển các nhân tài của câu lạc bộ, các ngoại binh và toàn ban quản lý của bộ đội bóng phải xoay quanh các cầu thủ nội. Điều này tạo nên những cầu thủ chất lượng, tạo nên những nhân tố quan trọng trong ĐTQG Việt Nam. Điển hình là trong đội hình các lứa U hay đội tuyển quốc gia những năm gần đây, luôn có dấu ấn của các tuyển thủ đến từ CLB HAGL.

Có thể nói câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lại đã đi tiên phong và là nhân tố chủ lực giúp thay đổi cả một nền bóng đá nước nhà.

Cái giá phải trả cho sự tiên phong

Thất bại đầu tiên của Hoàng Anh Gia Lai là quá cấp tiến trong việc thay máu đội hình. Các cầu thủ trẻ vẫn chưa đủ sự dày dạn trong lối chơi với các anh lớn của V-League. Việc bùng nổ danh tiếng trong truyền thông cũng làm cho các đội bóng V-League luôn thể hiện quyết tâm “ăn thua đủ” mỗi khi phải đối đầu với đội bóng phố núi.

Tập trung quá nhiều cho lứa Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh nên kiến trúc sư quan trọng nhất của học viện HAGL JMG phải chia ra thời gian cho đội một của CLB. Điều này đã khiến cho các lứa học viên II và III của HAGL không còn đạt được chất lượng như lứa I.

Vì quá tin tưởng vào lứa cầu thủ đầu tiên và chưa nhận thức được sự khắc nghiệt của V-League mà Hoàng Anh Gia Lai trắng tay trong những mùa giải sau này.

Vấn nạn của xã hội Việt Nam và sự bất công với đội bóng phố Núi

Có một sự thật đáng buồn hiện nay là không chỉ có một bộ phận lớn người hâm mộ bóng đá Việt mà còn có cả những người làm bóng đá, hay thậm là các chuyên gia luôn mong muốn Hoàng Anh Gia Lai thất bại để chứng minh bầu Đức đã sai trong những quyết sách ở CLB. Để chứng minh mình đúng, những người ích kỷ và đố kỵ luôn chờ cơ hội để CLB HAGL và lứa cầu thủ vàng của bóng đá Việt trượt chân để mà vùi dập.

Bầu Đức bị dư luận chỉ trích, ném đá

Tại sao một CLB tạo được hiệu ứng lớn, cứu vãn cả một nền bóng đá đang lao dốc về niềm tin, làm sống lại trong tình yêu của người hâm mộ, thì lại bị một số người chỉ trích và vùi dập để thấy nó rớt hạng?

CLB HAGL đã đào tạo ra rất rất nhiều những cầu thủ giỏi về chuyên môn lẫn trình độ văn hóa và ngoại ngữ. Không chỉ thế, ở những lứa cầu thủ mà HAGL đào tạo ra luôn có tính lịch sự, ngoan hiền và lễ phép.

Hoàng Anh Gia Lai là câu lạc bộ đi tiên phong trong việc đưa cầu thủ xuất ngoại lại bị những điều tiếng và chỉ trích sau những chuyến đi không thành công của các. Trong khi ngay cả những ngôi sao hàng đầu châu Á còn phải ngụp lặn ở các giải đấu để tìm vị trí chính thức, đây là cả một quá trình phát triển lâu dài.

Phải chăng rất phi lý khi một ông bầu có tâm huyết như Đoàn Nguyên Đức đã bỏ ra tiền bạc lẫn công sức để phát triển bóng đá nước nhà chỉ để được nhận lại những chỉ trích, chê bai và ganh ghét.

Họ đã phủ nhận tất cả đóng góp và những thành công mà ông cũng như câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai đã đạt được.

Đây là thực trạng đáng buồn và đáng lên án của một bộ phận lớn người hâm mộ cũng như người làm bóng đá ở Việt Nam. Cho dù bạn hâm mộ một câu lạc bộ hay một đội bóng nào nhưng đừng nên phủ nhận công lao và thành tựu của một người khác. Hãy là người yêu bóng đá chân chính!

Danh sách cầu thủ của CLB Hoàng Anh Gia Lai

Số áo
Vị trí
Cầu thủ
1 TM Wieger Sietma
2 HV Lê Văn Sơn
3 HV Nguyễn Hữu Anh Tài
4 HV Phạm Hoàng Lâm
4 HV Bùi Ngọc Tín
7 HV Nguyễn Phong Hồng Duy
8 HV Phan Đăng Tuấn
8 TV Trần Minh Vương
9 Nguyễn Văn Toàn
10 Chevaughn Walsh
11 TV Nguyễn Tuấn Anh
15 TV Trương Trọng Sáng
16 TV Trần Thanh Sơn
17 TV Vũ Văn Thanh
18 TV Hoàng Thanh Tùng
19 Lê Minh Bình
20 TV Trần Bảo Toàn
21 TV Nguyễn Kiên Quyết
22 TV Phan Thanh Hậu
24 TV Châu Ngọc Quang
25 TM Phạm Hữu Nghĩa
66 HV Lê Đức Lương
68 TM Lê Văn Trường
71 HV A Hoàng
77 HV Thân Thắng Toàn
86 TV Dụng Quang Nho
90 HV Kim Bong Jin
91 Nguyễn Văn Anh
97 TV Triệu Việt Hưng

Một số thông tin về các đối tác của HAGL

Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai thành lập học viện bóng đá mang tên HAGL-Arsenal-JMG trực thuộc hệ thống học viện Arsenal vào năm 2007. Đây là kết của cuộc hợp tác giữa tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Câu lạc bộ Arsenal.

Số áo vinh danh của CLB HAGL

  • Số 13 của Kiatisuk Senamuang (cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất, có công giúp đội bóng phố núi vô địch V-league 2 2003-2004 mùa liên tiếp và đoạt thêm 2 siêu cúp quốc gia liên tiếp 2003-2004)
  • Sô 14 của Võ Bá Khôi (Tưởng nhớ cầu thủ bị mất do tai nạn giao thông khi đang thi đấu cho đội bóng)

Các danh hiệu đã đạt được của Hoàng Anh Gia Lai

ASEAN Club Championship:

  • Hạng Ba: 2005

V-League:

  • Vô địch hai mùa liên tiếp: 2003, 2004
  • Hạng Ba: 2007

Cúp quốc gia Việt Nam:

  • Á quân (1): 2010
  • Đồng hạng ba (1): 2014

Siêu cúp bóng đá Việt Nam:

  • Vô địch hai mùa liên tiếp: 2003, 2004

Giải hạng nhất

  • Hạng Ba mùa 2001-2002 và dành quyền thăng hạng

Cấp độ đội trẻ (Quốc gia

  • Vô Địch: U15
Exit mobile version