Trước khi xuất hiện sân vận động quốc gia Mỹ Đình, thì sân vận động Hàng Đẫy là nơi chính tổ chức các sự kiện thể thao lớn của Việt Nam. Sân Hàng Đẫy có chiều dài lịch sử khá lâu dài gắn liền với bóng đá Thủ Đô. Mới đây, TP. Hà Nội đã có kế hoạch nâng cấp và xây mới SVĐ Hàng Đẫy.
Hôm nay, Keo79.com sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin thú vị về chứng nhân lịch sử của bóng đá và thể thao Hà Nội.
Giới thiệu về sân vận động Hàng Đẫy
Sân vận động Hàng Đẫy với sức chứa khoảng 22.580 chỗ ngồi. Trước khi Việt Nam cho xây dựng sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. Thì sân Hàng Đẫy là nơi tổ chức các trận thi đấu của Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam cũng như các đội tuyển quốc gia nữ, Olympic.
Đây cũng là nơi tổ chức nhiều sự kiện thể thao, văn hóa của TP. Hà Nội và Việt Nam. Năm 1998 đánh dấu một sự kiện bóng đá lớn trên SVĐ Hàng Đẫy. Các trận khai mạc, bảng B và chung kết của Cúp Tiger 98 đã được tổ chức và diễn ra tại đây.
Sân Hàng Đẫy hiện tại đang là sân nhà của Hà Nội FC, Viettel, Hà Nội B và Phù Đổng.
Không chỉ thế, SVĐ Hàng Đẫy còn là sân nhà của các đội bóng lừng danh của Thủ Đô trước đây như: Công An Hà Nội, Tổng cục Đường sắt, đội bóng danh tiếng Thể Công.
Sau đó là những ông lớn như Hòa Phát, Hà Nội ACB… Giai đoạn đỉnh cao là vào mùa giải 2011, sân vận động Hàng Đẫy là sân nhà của 4 CLB chuyên nghiệp là: Hà Nội T&T, Hà Nội ACB, CLB Hà Nội và Hòa Phát Hà Nội.
Không ngoa khi nói Sân Hàng Đẫy là ngôi nhà chung của bóng đá Thủ Đô.
Sân Hàng Đẫy Ở Đâu ?
Sân vận động Hàng Đẫy được thành phố quy hoạch tại số 9 đường Trịnh Hoài Đức, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Thủ Đô Hà Nội. Trước đó Sân Hàng Đẫy có địa chỉ cũ ở giữa làng Bích Câu và phố Hàng Đẫy cũ.
Cổng chính sân Hàng Đẫy nằm trên đường Trịnh Hoài Đức. Một mặt khác tiếp giáp với đường Nguyễn Thái Học một chiều. Hai mặt còn lại của sân vận động được bao quanh bởi ngõ Hàng Cháo, phố Cát Linh.
[row style=”collapse” width=”full-width” h_align=”center”]
[col span__sm=”12″ align=”center”]
Lịch sử hình thành và phát triển của SVĐ Hàng Đẫy
Sân vận động Hàng Đẫy ban đầu được chính phủ Pháp xây dựng và sử dụng cho Trường thể dục Hà Nội (Hanoi’s École d’éducation physique – EDEP) vào năm 1934. Sau đó được trường được đổi tên thành Hội thể dục Bắc Kỳ (Socíeté d’éducation physique du Tonkin – SEPTO).
Từ năm 1936 đến 1938, sân Hàng Đẫy được gọi là sân SEPTO. Nó chỉ có 400 ghế ngồi bằng gỗ và hàng rào bao quanh với diện tích gần 20m2. Mặt sân rất gồ ghề, không có hệ thống thoát nước và không có cả nơi ăn ở, vệ sinh cho cầu thủ lẫn khán giả.
Ngày 10 tháng 10 năm 1954, Cách mạng thành công giành được chính quyền và tiếp quản SVĐ Hàng Đẫy. Để tăng cường sức khỏe cho người dân, Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khi đó đã cho xây dựng lại sân vận động Hàng Đẫy theo cách: “đẹp, tốt, rộng, đúng quy cách hiện đại”.
SVĐ Hàng Đẫy được khởi công vào ngày 16 tháng 02 năm 1957 và khánh thành vào ngày 24 tháng 08 năm 1958. Có thể xem đây là một tiến độ thi công cực kỳ tốc độ vào thời kỳ bấy giờ.
Năm 1998, SVĐ Hàng Đẫy được chọn để tổ chức Tiger Cup 1998.
Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2006, sân vận động Hàng Đẫy đã được đổi tên thành sân vận động Hà Nội. Tuy nhiên cái tên này chỉ tồn tại trong vòng 6 năm.
Những thông số kỹ thuật của Sân Hàng Đẫy
Sân vận động Hàng Đẫy có tổng diện tích diện tích 21.844m2. Sân được bao bọc bởi tường cao có 14 cửa nhỏ và 3 cửa lớn. Chính giữa là sân bóng đá. Xung quanh sân bóng có đường chạy điền kinh, có thêm cả sân bóng chuyền, bóng rổ… Khán đài của SVĐ Hàng Đẫy được xây theo hình lòng chảo có 20 bậc, có sức chứa xấp xỉ 2,5 vạn người.
Sân Hàng Đẫy sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng đã tiêu tốn mất: 670 tấn xi măng, 182550 viên gạch; 2112 tấn than xỉ, 69 tấn sắt, 292 tấn vôi. Đặc biệt, công trình xây dựng cực kỳ to lớn này gắn với người dân Thủ đô. SVĐ Hàng Đẫy đã tạo tổng cộng 101.304 công, những con số chấm công này đã tạo ra không biết bao nhiêu việc làm cho người dân lao động. Riêng toàn bộ việc cấy và trồng thảm cỏ cho mặt sân đều do các em thiếu nhi đảm trách.
Những lần năng cấp của sân vận động Hàng Đẫy
Trong suốt chiều dài lịch sử dài 60 năm thành lập và phát triển, sân vận động Hàng Đẫy đã nhiều lần được sửa chữa, nâng cấp nhằm hoàn thiện theo tiêu chuẩn của quốc tế.
Năm 1998, để chuẩn bị cho Tiger Cup 98 được tổ chức tại Việt Nam, Sân Hàng Đẫy được chọn làm nơi chính để tổ chức sự kiện bóng đá lớn này. Sân được đầu tư nâng cấp hệ thống chiếu sáng mới hiện đại, nâng cấp mặt sân, thay cỏ, lắp ghế ngồi, đồng hồ điện tử, bảng điện tử, mở rộng và nâng sức chứa lên hơn 3 vạn chỗ ngồi.
Vào đầu những năm 2000, nhằm chuẩn bị cho giải thi đấu thể thao lớn nhất Đông Nam Á – SEA Games 22 vào năm 2003 tại Việt Nam, sân Hàng Đẫy và không gian xung quanh được đầu tư nâng cấp, quy hoạch lại.
Năm 2010 sân Hàng Đẫy bắt đầu xuống cấp và đạt tới mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm vào năm 2015. Năm 2017, SVĐ Hàng Đẫy được nâng cấp lần nữa với tổng chi phí hơn 10 tỷ đồng được tập đoàn T&T đầu tư sau khi thành phố Hà Nội quyết định giao sân cho CLB Hà Nội T&T.
Những sự kiện thể thao được tổ chức tại Sân Hàng Đẫy
- Các đại hội thể thao thời của Hà Nội và Bắc Kỳ thời Pháp thuộc.
- Các trận thi đấu của ĐTQG Việt Nam và các đội tuyển nữ.
- Các kỳ Đại hội và Thể dục thể thao toàn quốc, Đại hội Thể dục thể thao của Thành phố Hà Nội.
- Giải bóng đá Quân đội các nước XHCN – SKDA trước năm 1975.
- Năm 1998, các trận khai mạc, bảng B và chung kết Cúp Tiger, sân vận động Hàng Đẫy được lựa chọn để tổ chức.
- Kỳ đại hội thể thao lớn nhất ĐNÁ là SEA Games 22 được tổ chức vào năm 2003.
- SVĐ Hàng Đẫy cũng là nơi diễn ra nhiều trận đấu của V-League và Cúp quốc gia vì đây là sân nhà chung của nhiều câu lạc bộ bóng đá Hà Nội.
Sơ đồ sân vận động Hàng Đẫy
Cụ thể, sơ đồ sân vận động Hàng Đẫy được thiết kế như sau:
- Khu vực của khán đài A nằm trên đường Trịnh Hoài Đức
- Khu vực của khán đài B nằm trên mặt ngõ Hàng Cháo, phố Cát Linh (song song với đường Tôn Đức Thắng).
- Khu vực của khán đài C nằm trên mặt đường chính Nguyễn Thái Học
- Khu vực của khán đài D nằm trên ngõ Hàng Cháo, được đặt song song với phố Cát Linh.
Kế hoạch xây mới sân vận động Hàng Đẫy
Đầu năm 2018, tập đoàn T&T và ông bầu Nguyễn Quang Hiển công bố kế hoạch đập bỏ và xây dựng mới lại toàn bộ sân vận động Hàng Đẫy với kinh phí lên đến 250 triệu euro (khoảng hơn 7 ngàn tỷ đồng). Bảng kế hoạch đầu tư và xây dựng mới SVĐ Hàng Đẫy đã được UBND TP Hà Nội báo cáo với Thành ủy vào tháng 07 năm 2018.
Sân vận động Hàng Đẫy được xây dựng để trở thành trung tâm tổ hợp thể thao phục vụ cho Sea Game 31 vào năm 2021 và sau đó là địa điểm tổ chức các giải thi đấu thể thao, bóng đá chuyên nghiệp lớn cấp thành phố và cấp quốc gia.
Tập đoàn T&T Việt Nam đã thuê các công ty thiết kế châu Âu lớn công khai đấu giá. Cuối cùng Tập đoàn Bouygues của Pháp đã thành công trở thành công ty khai thác và vận hành tổ hợp thể thao Sân vận động Hàng Đẫy trong 50 năm.
Thiết kế mới của SVĐ Hàng Đẫy
TP.Hà Nội đề xuất nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng tổ hợp thể thao Hàng Đẫy với tổng diện tích 32158 m2, bao gồm khu vực SVĐ Hàng Đẫy và khu vực phụ cận nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức và khu đất của Sở Kế hoạch và Đầu tư thuộc phường Cát Linh, quận Đống Đa.
Sân vận động Hàng Đẫy mới có tổng cộng 20000 chỗ ngồi với chiều cao cao 35 m. Gồm 4 tầng hầm liên thông khu vực lập dự án có 2 tầng dành cho khu thương mại dịch vụ và 2 tầng dành cho khu vực để xe.
Khu đất dành cho việc xây dựng nhà thi đấu đa năng có diện tích 6.938 m² với 1.500 chỗ ngồi. Nhà thi đấu này có chiều cao 35 m với 8 tầng và 1 tum.Tầng đầu được bố trí xây dựng sảnh, nhà thi đấu đa năng, khán đài và khu dịch vụ. Tầng 2 và 3 là khu dịch vụ. Tầng 4 và 8 tiếp tục là khu dịch vụ và văn phòng.
Hà Nội cũng dành khoảng 1787 m² đất khu vực này để làm khu vực văn phòng làm việc với chiều cao 23,05 m có 4 tầng hầm.
Phần kiến trúc sẽ được thiết kế gắn với giá trị văn hóa mang dấu ấn của Thủ Đô. Ngoài ra các trung tâm thương mại, các cửa hàng tiện lợi sẽ được bố trí bên ngoài sân Hàng Đẫy.